BONBICH RADIO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BONBICH RADIO

HÂN HẠNH CHÀO MỪNG CÁC BẠN GHÉ THĂM
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Chim10

TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG 00211010
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Trongd10
Latest topics
» XUÂN 2023 QUÂY QUÁ
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Sun Feb 05, 2023 2:27 pm by Admin

» Câu chuyện đầu năm
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Sun Jan 22, 2023 8:17 am by Admin

» HINH CUOI TU VU
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Sat Dec 31, 2022 12:48 pm by Admin

» KỶ NIỆM THAM QUAN CÁP TREO NÚI CHỨA CHAN
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Tue Dec 20, 2022 4:36 pm by Admin

» HOA XUÂN năm 2021
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Fri Dec 16, 2022 4:11 pm by Admin

» ĐI CHƠI XUÂN MÀ
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Mon Dec 12, 2022 5:36 pm by Admin

» Chú em kết nghĩa
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Mon Dec 12, 2022 1:02 pm by Admin

» cu Phóc, cu Còi, cu Kuns
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Mon Dec 12, 2022 12:56 pm by Admin

» HÌNH CU KUNS DOCTOR ME
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Mon Dec 12, 2022 12:54 pm by Admin

TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Peixe_10
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Most active topics
ẢNH CƯỚI HAI CHÁU NHƯ SANG & HUỲNH NHẬT
...AYUNPA VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN ..
.....SƯU TẦM HOA ĐẸP...
....HOA VƯỜN NHÀ ...tập 2..
BỘ ẢNH ĐẸP CỦA DƯƠNG QUỐC ĐỊNH ( SƯU TẦM )
Trang ảnh vui & ngộ nghĩnh
HỌP MẶT ĐẦU NĂM XUÂN GIÁP NGỌ 2014
.....Ảo..mà Thật...1..
...AYUNPA VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN ..2
Họp mặt Xuân Tân Mão 2011
Most Viewed Topics
SƯU TẦM CA DAO , TỤC NGỮ , DÂN GIAN TRUNG BỘ
BỘ ẢNH ĐẸP CỦA DƯƠNG QUỐC ĐỊNH ( SƯU TẦM )
LỜI RĂN CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG NÓI VỀ TRUNG QUỐC
DÙNG MAGICJACK gọi điện miễn phí
Bí đao khổng lồ Phù Mỹ, Bình Định
Trang ảnh vui & ngộ nghĩnh
...AYUNPA VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN ..
Kết bạn Facebook cần phải biết.
.....SƯU TẦM HOA ĐẸP...
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI LƯU
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 

 


Rechercher Advanced Search
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of BONBICH RADIO on your social bookmarking website
Top posters
Admin
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG EmptyTIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG EmptyTIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Empty 
TPK
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG EmptyTIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG EmptyTIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Empty 
Egờ
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG EmptyTIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG EmptyTIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Empty 
4b
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG EmptyTIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG EmptyTIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Empty 

 

 TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1685
Join date : 26/06/2013
Age : 76
Đến từ : PHUOC AN TUY PHUOC

TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Empty
Bài gửiTiêu đề: TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG   TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Espaco12Wed Jul 24, 2013 1:55 pm

TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG

TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Van-ho10

( Truyện ngắn này đã được đăng trên báo “ Gíáo Dục và Thời Đại số 30 ra ngày thứ bảy 11/3/ 2005 )


Anh Trần Văn Lộc là giáo viên ở Ayunpa, là bạn thân từ khi đặt chân đến mảnh đất này, xin giới thiệu với các bạn


Cho đến mãi tận bây giờ tôi vẫn chưa quên gương mặt tái xám của H’Mai hôm ấy . Đôi mắt đen láy đã vĩnh viễn nhắm lại, nét hồn nhiên, ngây thơ biến mất nhường chổ cho nét đau đớn còn sót lại trên khuôn mặt sau cái chết thảm khốc. Hai trạng thái khác biệt ấy chỉ cách nhau trong vòng một ngày, mới hôm qua em còn tươi cười hẹn sẽ đi rẫy lấy xoài về cho tôi, vậy mà hôm nay chưa kịp bước chân ra rẫy em đã vĩnh viễn nằm lại.Từ nay tôi sẽ không bao giờ còn được nhận những trái xoài đầu mùa thơm ngát từ bàn tay em học trò dễ thương ấy nữa

Tôi chủ nhiệm H’Mai đã ba năm nay, từ ngày mới bước chân về trường và nhận lớp chủ nhiệm., ngày đầu bước vào lớp tôi đã bị đôi mắt sáng thông minh của cô bé người dân tộc Ja rai ngồi ở đầu bàn gây ấn tượng. Em có gương mặt sáng sủa và hiền hậu khác hẵn các bạn trong lớp. Em nói tiếng phổ thông cũng rất chuẩn mặc dù là mới lớp sáu. Rồi càng về sau tôi càng ngạc nhiên hơn về em khi thấy em biết chào hỏi các thầy cô trong khu tập thể giáo viên, trong khi các em học sinh ( người Ja rai) khác cứ tự nhiên đi khi gặp thầy, cô giáo trong sân trường. Trong lớp, em còn là một hoc sinh giỏi văn, điều này rất hiếm đối với học sinh dân tộc ít người, đó cũng là điều mà một giáo viên văn như tôi rất quí em.Em và gia đình em cũng rất quí mến tôi, ở rẫy có thứ trái cây gì em cũng mang về biếu tôi. Chiều chiều đi rẫy về em đều ghé vào khu tập thể để cho thầy, khi thì mấy lóng mía, khi thì mấy lon gạo đầu mùa, khi thì mấy trái bắp non, có khi là mấy con cá ba em mới đánh được ngoài sông đang còn ngoi ngóp thở. Mỗi lần gia đình em có việc cũng hay gọi tôi đến uống rượu rồi giữ lại ăn cơm nhưng phần nhiều tôi hay tìm cách từ chối vì tửu lượng quá yếu vả lại tôi cũng chả thấy thích thú gì cái vị chua chua, nồng nồng, đăng đắng của rượu ghè, không giống các giáo viên cùng trường, thỉnh thoảng còn tìm mua về uống

Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài đến sáu tháng, hồi ấy chưa có đập thuỷ lợi nên ở xứ sở thung lũng này, mang tiếng là cao nguyên nhưng nóng và khô khốc, khó chịu hơn đồng bằng. Xuống khỏi đèo người ta cứ tưởng đến đồng bằng vì lại thấy rất nhiều tre, dừa ( 2 loại cây đặc trưng của đồng bằng) và đồng ruộng thì nứt nẻ. Ngang qua các ngôi làng hai bên đường quốc lộ chỉ thấy một vùng đất trống trơn chắng có một tí màu xanh nào ngoại trừ cánh đồng cỏ cháy đến tận chân trời và những ngôi nhà sàn tiếp nối chạy theo mặt đường nhựa, một vài cây cọ xa xa, đứng chơ vơ giữa cánh đồng. Trong làng thì bụi bốc lên theo từng cơn gió, mấy con heo đen sì bụng ỏng lang thang kiếm ăn bên cạnh mấy đứa bé con đen nhẻm, trần truồng đứng nhìn chiếc xe khách chạy qua. Vài người đàn bà ở trần đứng giã gạo trên sàn nhà. Vậy đó, ngày đầu tiên tôi đến nhận nhiệm sở ở một huyện như thế

Mùa khô đến cũng là mùa xoài, đất ở đây rất hợp với xoài, hầu như ở rẫy nào cũng có một vài cây xoài người ta trồng để lấy bóng mát nghỉ trưa khi làm rẫy. Họ đi làm từ sáng đến chiều mát mới về nên ban ngày trong làng rất vắng vẻ, họ ở hết ngoài rẫy có lẽ để tránh cái nóng ngột ngạt từ mái tole phả xuống nhà sàn . Buổi chiều không dạy tôi thường lang thang theo các lối mòn qua rẫy, các lối đi ở đây rất giống ở quê tôi, tôi rất thích các lối đi nhỏ chui dưới các lùm tre, có khi lượn theo bờ sông hoang sơ,có khi đi ngang qua rẫy, leo qua những chiếc cầu thang để ngăn bò vào phá rẫy, rất mát và đầy tiếng chim kêu ríu rít, đôi lúc đang đi tôi bắt gặp một con cun cút đang thơ thẩn kiếm mồi, nhìn thấy tôi nó lủi nhanh vào bờ dậu. Khung cảnh ấy làm tôi nhớ tuổi thơ của mình quá, nhớ quê và gia đình nữa…Buổi chiều mùa khô hay có những cơn giông, xoài chín rụng đầy gốc, thỉnh thoảng tôi gặp các em học sinh đi rẫy, lưng đeo gùi, gặp thầy các em hay mắc cở ( các em nữ ) nhưng cũng có em rất bạo dạn, hay nói chuyện với thầy, dạy tiếng Ja rai và dạy thầy nhảy xoan nữa. H’Mai là một trong những hoc sinh như thế

Ban ngày như thế ban đêm thì càng buồn hơn, bóng tối tàn nhẫn tha hồ bành trướng bởi chỉ có vài ngọn đèn dầu leo lét trong khu tập thể giáo viên còn trong làng hay nhớ dân tộc thì tối mịt, xa xa có ánh lửa bập bùng trong bếp một nhà nào đó, điệu dân ca Ja rai buồn bã của một thanh niên nghe buồn nảo ruột văng vẳng trong đêm tối hun hút, chắc là đang thất tình người yêu…Ban đêm ở đây chỉ có một trò vui duy nhất đó là những khi làng có lễ hội nhà mả, tiếng Ja rai gọi là hoă pơ sat, gần giống như một ngày giổ của người Kinh hoặc khi trong làng có người chết thì đội chiêng của làng sẽ đến đánh chiêng, thanh niên trong làng và các làng khác kéo đến nhảy múa xunh quanh nhà có người chết hoặc xung quanh ngôi mả, có khi có cả những đội chiêng của các làng khác kéo đến thi tài và đội nào đánh hay nhất sẽ được chủ nhà thưởng cho cái đầu bò. Thường thì ngày hôm ấy trong làng rất nhộn nhịp, gia đình chủ mả lo chuẩn bị nấu nướng, lễ vật, đội chiêng làng thì mang chiêng ra tập dợt, đang học mà nghe tiếng chiêng các em học sinh hớn hở hẳn lên, xao xôn và mất tập trung vào bài học, tội nghiệp, đó là niềm vui duy nhất của các em mà, đến tôi cũng thấy rạo rực chứ đừng nói các em, nhưng cũng tiếng chiêng ấy lúc nửa đêm về sáng vọng từ làng xa đến làm tôi cảm thấy buồn không thể tả, tiếng chiêng đánh thức tôi và trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, nằm nghe tiếng chiêng văng vẳng giữa đêm khuya yên lặng tôi cứ tưởng mình lac đến một thế giới xa lạ nào, đang trôi bồng bềnh về một phương trời nào hiu hắt, xa hẳn những người thân yêu, nhớ gia đình và tuổi thơ ở quê nhà, tưởng như không bao giờ còn trở về được nữa, tôi thấy mình như bị lưu đày, bị chôn vùi mãi nơi đây, rồi những giấc mơ buồn kéo đến vây quanh tôi, những kỷ niệm buồn cùng tiếng chiêng cứ ray rứt theo tôi mãi, kỷ niệm vui khi nhớ lại đã thấy buồn, kỷ niệm buồn nhớ lại càng buồn hơn, tôi cứ mỉên man với những hoài niệm, không ngủ được. Ngoài kia vầng trăng hạ tuần, vàng vọt úp xuống như một con mắt buồn giữa trời khuya mênh mang…

Lễ ăn nhà mả của người Ja rai thường bắt đầu lúc 20 giờ và kéo dài đến 5 giờ sang ngày hôm sau rồi tạm nghỉ đến 16 giờ thì bắt đầu trở lại, đến khoảng 18 giờ thì kết thúc. Mọi người kéo nhau về trong trạng thái say nghiêng ngã, có khi về không đến nhà, nằm ngủ luôn ven đường. Thời ấy vì không còn trò vui gì khác nên thỉnh thoảng tôi cũng tham gia, tôi được H’Mai dạy cách nhảy đúng nhịp, vì nếu nhảy không đúng nhịp sẽ giẩm váy cô gái nhày với mình, các cô sẽ bỏ chạy đi chổ khác, không nhảy với mình nữa. Đôi lúc, trong tiếng chiêng, trống vang rền,trong không khí trầm hùng, hoang sơ giữa núi rừng, trong tiếng hú hoang dại ấy, tôi chợt quên mất mình là người Kinh, muốn vứt bỏ ngay cái chức thầy giáo vướng bận, ước ao trở thành một chàng trai hùng dũng, thanh xuân, tràn đầy khát khao hoang dã như núi rừng nguyên sơ trong đêm dạ hội Tây Nguyên. Nhưng rồi chỉ được chốc lát, tôi lại trở về với chính tôi, vì không nói rành tiếng Ja rai, nhảy không được chuẩn nên “ cái đuôi” người Kinh lòi ra và vẫn còn sự kì thị của một số người ở các làng khác không biết tôi là thầy giáo, giữa giây phút bị chối bỏ ấy tôi bỗng thấy mình cô đơn kinh khủng, tôi lại có ý nghĩ muốn bỏ về đồng bằng ngay sang mai để trở về thế giới của mình, quê hương mình

Nhưng sáng hôm sau lên lớp, gặp gương mặt ngây thơ của các em tôi lại quên hết buồn phiền, rồi không khí ấm áp tình cảm của tập thể giáo viên làm vơi đi nổi nhớ bạn bè, gia đình, trừ thời gian gần tết, không khí cuối tháng chạp se lạnh, nắng vàng, sương mù lại gợi nhớ những ngày còn đi học rộn rịp đón tết, lại xôn xao mong đến ngày nghỉ để về quê ăn tết với gia đình

Chiều hôm ấy, một chiều tháng ba, chiều mùa khô chậm tối lắm. Ráng đỏ, ráng vàng phía chân trời thảo nguyên xa thẳm, lửa đốt rẫy cháy trên sườn núi xa trông như những vết thương đỏ máu trên lưng con khủng long thời tiền sử còn sót lại.Buổi chiều nóng bức trong thung lũng thiếu gió có những đàn bò đi ăn cỏ trong rừng về muộn. Người đi rẫy về từng hàng dài, đàn ông địu con sau lưng, đàn bà gùi rau cỏ hoặc trái cây hái từ rẫy, người vác cuốc, người cầm rựa bước đi mệt mõi trong đám bụi mù do đàn bò giẩm tung lên. Tôi đứng nhìn khung cảnh quen thuộc ấy và chờ đêm xuống thì bỗng nghe tiếng trống báo hiệu có người chết nổi lên phía làng, tôi hỏi một người dân làng đi qua, ông ta nói H’Mai mới chết lúc chiều vì tự tử, nguyên do là trong khi đi ra suối lấy nước em vô ý làm bể trái bầu bị cha mẹ la…ông ta còn tiếp tục nói gì đó nữa nhưng tôi không còn đủ bình tĩnh để hiểu ông ấy nói gì

Khi tôi bước chân lên cầu thang nhà H’Mai thì dân làng cũng đã tập trung đông đủ. Ở một góc sân tôi nhìn thấy hàng chục ghè rượu, một đống lửa được đốt lên từ bao giờ ở giữa sân. Một số thanh niên đang khiêng nước về để đổ vào các ghè rượu. Trong nhà gần cửa chính một nhóm toàn đàn ông ngồi quanh một ghè rượu đã được cột dây và mở nắp , họ vừa hút thuốc vừa uống rượu và nói chuyện như một buổi họp mặt bình thường.Thấy tôi vào họ chào và đưa vòi rượu về phía tôi mời uống, tôi lắc đầu lách qua đám đông đi vào bên trong. Bên trong, xung quanh nơi em nằm toàn là đàn bà, tôi nhận ra mẹ em, bà em, các dì,cô..và hàng xóm, toàn những người già, họ khóc nhưng không có tiếng, không có nước mắt bù lu bù loa như người Kinh, xen lẫn những câu kể bằng tiếng Ja rai là những tiếng hú, tiếng kêu đau thương.Em nằm bất động, cứng đờ, tôi không tìm thấy sự thân quen nào trên hình hài ấy nữa mà như một người nào xa lạ lắm, mà không xa lạ sao được vì em đâu còn biết tôi đang đứng bên em, chứng kiến sự ra đi một mình, cô đơn về phương trời xa xôi nào chỉ còn thấy trong những giấc mơ thôi…Mẹ em níu lấy tay tôi nói một tràng tiếng Ja rai xen lẫn tiếng nấc, tôi không nghe được gì, tôi an ủi bà mấy câu rồi bỏ đi ra.Mấy người đàn ông gần cửa chặn tôi lại uống rượu, tôi cầm vòi rượu hững hờ đưa lên môi, lần đầu tiên tôi thấy rượu không đắng, vị đắng của rượu không át được vị đắng tôi đã mất em

Tôi lơ mơ nghe ba em kể. Trưa hôm ấy đi học về H’Mai đi ra sông lấy nước, khi về lấy quả bầu ra khỏi gùi em lỡ tay làm rơi bể quả bầu, nước chảy tung toé, mẹ em tiếc của nên hơi nặng lời với em, chiều hôm ấy H’Mai bảo mệt không đi rẫy, chờ mọi người đi hết em đã chuẩn bị cho chuyến đi xa của mình. Em đã hái một loại trái cây có hoa màu vàng được trồng làm hàng rào ở vùng này, giã ra hoà với nước uống ( người Ja rai ở đây hay tự tử bằng loại trái này) Tôi biết loài cây ấy, trong sân trường cũng có vài cây, tôi cũng thích những đoá hoa vàng ấy nhưng không ngờ bó lại có thể làm chết người, “đoá hoa vàng mỏng manh cuối trời”(1) ấy như lời chia tay mãi mãi của em với tôi Có một người hỏi tôi có biết cây ấy người Kinh gọi là cây gì không? Tôi bảo không biết, mà biết để làm gì nhỉ ? Chỉ biết là em đã chết rồi !

Ngoài sân tiếng chiêng bắt đầu nổi lên, đó là đội chiêng trẻ ( thường trong làng có hai đội chiêng : một đội của thanh niên, một đội của người già, chiêng thanh niên đánh với nhịp nhanh hơn, rộn rã còn chiêng người già thì chậm, buồn sâu lắng hơn và thường đánh về khuya, lúc mọi người đã đi về gần hết ). Tôi ra sàn nhà ngồi nhìn xuống, vòng xoan đã hình thành từ bao giờ rồi, tôi nhìn thấy những gương mặt quen thuộc trong lớp tôi, bạn cùng lớp với H’ Mai đang nắm tay nhau vui vẻ nhảy theo nhịp chiêng chung quanh nhà H’Mai như chẳng hề biết rằng bạn mình đang nằm trên kia( khi mới về đây tôi rất ngạc nhiên về chuyên này, tôi tưởng người Ja rai không biết buồn khi tử biệt, tôi hỏi các giáo viên cùng trường thì họ bảo người Ja rai làm như vậy để vơi đi nổi buồn của tang chủ và để cho người chết được ra đi vui vẻ. Chẳng biết H’Mai có vui khi thấy đông đủ bạn bè đang nắm tay nhau nhảy dưới kia không? Riêng tôi, tôi không thể nào làm thế được. Tôi lặng lẽ bước xuống cầu thang, chen ngang vòng xoan đi về. Mấy bàn tay học sinh túm lấy tay tôi “ thầy nhảy đi thầy” tôi lắc đầu bước ra đường, đường vắng tanh, trăng đã lên cao, bầu trời đêm trong xanh, bóng những mái nhà sàn nằm im lìm, những chiếc cầu thang lật sấp như lời từ chối những vị khách muộn màng. Một mình trên đường vắng, bỏ lại tiếng chiêng rộn rã sau lưng tôi thấy đầu óc trống rỗng, trống như chổ ngồi của H’Mai sáng mai đây tôi phải đối diện.Tiếng chiêng vẫn đuổi theo sau lưng tôi xa dần, xa dần, buồn bã.Tiếng chiêng ấy sẽ còn đi vào trong giấc ngủ của tôi tới rạng sáng.Tiếng chiêng lúc về sáng sao mà buồn thế, nó như tiếng khóc vọng về từ cỏi “ măng lung”,nó ám ảnh tôi, đưa tôi đến tận cùng nổi nhớ, quá khứ lần lượt hiện về với khuôn mặt xa xăm, buồn bã. Lúc này mọi người đã về hết, bạn bè cũng về hết để còn chuẩn bị đi học, chỉ riêng H’Mai là không đi học nữa, H’Mai có buồn không?



(1) Câu hát trong bài ( như một lời chia tay) của Trịnh công Sơn

Trần văn Lộc
:h2:
IAPIAR 21/10/1991
hình ảnh Ayunpa hôm nay
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG Images11
Về Đầu Trang Go down
https://bonbich.forumvi.com
 
TIẾNG CHIÊNG VỀ SÁNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ]TIẾNG "NẪU"
»  HỌC TIẾNG ANH THEO THƠ LỤC BÁT..
» KỲ QUAN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI
»  HỌC 3000 TỪ TIẾNG ANH BẰNG THƠ LỤC BÁT
» ẢNH CƯỚI HAI CHÁU NHƯ SANG & HUỲNH NHẬT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BONBICH RADIO  :: B3... TRANG THƠ LƯU & TÌNH BANGHUU-
Chuyển đến